Cây tre giang thu lá và xu hướng xuất khẩu
Với sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ và sản xuất nông nghiệp, cây tre giang thu lá đang trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Việc trồng cây tre giang thu lá không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn có tác động tích cực đến môi trường. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch trồng cây tre giang thu lá để xuất khẩu, hãy cân nhắc những điều sau đây.
Trong những năm gần đây, với xu hướng tiêu dùng xanh, người dùng trên khắp thế giới đã có sự dịch chuyển trong việc sử dụng các loại sản phẩm vật dụng có nguồn gốc tự nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường mà kéo theo đó là một nền công nghiệp tuần hoàn khép kín từ nguyên liệu cho tới thành phẩm.
Với khả năng sinh trưởng phục hồi nhanh, cây tre dần trở thành nguồn nguyên liệu thay thế các loại vật liệu trong sản xuất đồ dùng sinh hoạt, nội thất, xây dựng, công nghiệp.
Cây tre hấp thụ một lượng lớn carbonic oxide (CO2)So với những loại cây lấy gỗ thông thường thì cây tre có khả năng hấp thụ lượng CO2 gấp 4 lần và giải phóng khí oxi vào khí quyển nhiều hơn 35%. Điều này góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính đáng kể.Điều này mở ta một tiềm năng rất lớn cho cây tre Việt Nam.


Cách chọn cây giống tre giang thu lá
Cây giang phân bố hầu khắp các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình… Cây giang ưa khí hậu ẩm, cây mọc thành búi, trong rừng sâu, thân nhỏ, vỏ cứng, thường bị che khuất lấp bởi cây cỏ khác, thích hợp với các loại đất tầng dầy, tơi xốp, nhiều mùn, đất ẩm, nhưng thoát nước, phát triển trên các loại đất phù sa ven sông, suối, khe nước, đất trên nương rẫy còn tính chất đất rừng, nơi có độ cao dưới 500m so với mặt nước biển.
Những năm gần đây trồng cây tre giang thu lá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng cao, trung bình 1kg lá giang có giá khoảng 10.000-30.000đ, bình quân mỗi ngày hái được 30kg/người, tương đương với 300.000đ/ngày. Cây giang sau 8 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch lá, thời gian thu được tất cả các tháng trong năm (2 tháng/lần).
Kỹ Thuật Nhân Giống
Nhân giống bằng hạt
Việc chọn cây giống tre giang thu lá đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và năng suất của cây trồng. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi chọn cây giống tre giang thu lá:
- Nguồn gốc và chất lượng hạt giống
Hạt giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Khô, nẩy mầm đều, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.
- Xử lý loại bỏ hạt lép và tạp chất
Trước khi ngâm ủ cần phơi hạt giống lại 2 – 3 giờ dưới nắng nhẹ để tăng sức hút nước và tăng độ nẩy mầm của hạt, không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng. Sau đó loại bỏ những hạt lép và tạp chất. Ngâm hạt vào nước sạch, đảo đều và ngâm hạt trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó, dùng rá vớt bỏ những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.
Chú ý: Nếu hạt thu trực tiếp trên rừng, sau 3 -5 ngày là nảy mầm cần ươm ngay. Nếu để lâu cần phơi qua nắng và bào quản nơi khô ráo.


- Kỹ thuật ngâm ủ hạt:
+ Kỹ thuật ngâm hạt: Hạt cây giống sau khi được xử lý loại bỏ hạt lép và tạp chất. Xử lý phá mầm ngủ để kích thích nẩy mầm, rồi tiếp tục ngâm với nước sạch khoảng 24-36 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 4-5 tiếng thì thay nước, rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi thấy hạt hút no nước, rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành ủ.
+ Kỹ thuật ủ hạt giống: Bắt đầu bạn cần pha nước ấm để ngâm ủ hạt giống theo tỷ lệ chuẩn là 2 sôi cùng 3 lạnh (nước ấm khoảng 45~50 độ). Sau khi hạt đã hút no nước, đãi sạch để ráo nước, cho vào rá phủ vải ẩm để ủ. Trong quá trình ủ, ngày 2 lần tưới nước và đảo hạt giống cho hạt nẩy mầm đều. Sau một thời gian khi hạt đã nhú mầm, thì tiến hành đem ươm vào bầu và chuyển sang chế độ chăm sóc cây con.

- Kỹ thuật chăm sóc cây giống
+ Chăm sóc mầm ươm:
Khi mầm cây đã mọc đều, ổn định ta tiến hành đưa vào chế độ chăm sóc cây con. Trong 7 – 10 ngày đầu khi mầm cây còn yếu ta tiến hành tưới bầu ươm hàng ngày để không làm gẫy lá mầm. Những ngày sau đó cứ 2 – 3 ngày ta tưới nước 1 lần bằng vòi sen lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phía bên trên mặt luống cây giống nên che lưới đen để tránh ánh sáng trực tiếp.
+ Bón phân cho cây
Ở giai đoạn còn nhỏ cây rất nhạy cảm với các thành phần của phân hóa học, ta không nên bón phân cho cây ở thời điểm này. Cây cũng không thích hợp với độ ẩm cao nên cần điều chỉnh chế độ tưới, tốt nhất là 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Ở giai đoạn sau tùy theo tốc độ sinh trưởng của cây mà có thể quyết định lượng nước tưới và lượng phân bón cho phù hợp.
+ Đảo bầu cây
Khi cây nẩy mầm cây cao 30-40cm tiến hành đảo bầu, phân loại, xếp cây lớn riêng, cây nhỏ riêng để tiện chăm sóc. Khi cây giống đạt chiều cao 60-70 cm, bầu đẻ ra từ 3-4 cây ta tiến hành mở 1/2 lưới đen phía trên luống cây giống để cho cây thích nghi với chế độ ánh sáng tự nhiên. Lúc này ta giảm chế độ tưới 4-5 ngày tưới 1 lần, khi cây giống đã được thuần tự nhiên từ 15-20 ngày thì có thể đưa cây đi trồng

Các chủ đề liên quan:
Nhân giống bằng chiết cành và giâm hom
- Tiêu chuẩn chọn cây mẹ
Chọn cây mẹ 8-12 tháng tuổi sinh trưởng tốt, lá dài, to đạt tiêu chuẩn xuất khẩuvà không sâu bệnh (thân xanh thẫm, cành lá phát triển đầy đủ).
Chọn cành chiết là cành bánh tẻ, đã rụng 3-4 bẹ mo, lá trên cành phát triển đạt kích thước tối đa, không sâu bệnh, dị tật.
- Thời vụ: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11.
- Kỹ thuật nhân giống
+ Chiết cành
Chuẩn bị công cụ và vật liệu.
– Công cụ: Cưa tay, kéo cắt cành, dao..
– Vật liệu: Đất thịt trung bình sàng nhỏ (mắt sàng 1cm), trấu khô hoặc rơm khô băm nhỏ ( tối đa 3cm), dây nilon: 12cm x 60cm; Nước sạch, thuốc kích thích ra rễ (tỉ lệ pha theo nhà sản xuất).
Tạo hỗn hợp bó bầu chiết.
Trộn đất đã sàng nhỏ với rơm băm nhỏ theo tỷ lệ 50% đất + 10 % phân chuồng hoai + 40% rơm (theo thể tích).
Dùng nước sạch để pha thuốc kích rễ trộn vào hỗn hợp đất – rơm tạo thành hỗn hợp đất dẻo (đất nắm vào tay thấy mềm, dẻo, khi nắm chặt đất không dính bết vào lòng bàn tay).
+ Chiết cành
Dùng kéo cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom dài 30-40cm kể từ gốc cành, hom phải có 2 mắt, 3 lóng, lóng thứ 3 chừa lại 4-5cm.
Dùng dao dóc bỏ cành phụ ở 2 bên gốc cành chiết, tránh chạm vào cành và mắt gốc của cành chiết.
Dùng cưa tay cưa phía trên gốc cành chiết sát thân cây mẹ sâu 2/3 đường kính, sau đó cưa phía dưới gốc cành chiết sâu 2mm (vết cắt trên và dưới hợp thành đường thẳng).
Dùng tay bóc sạch lớp bẹ quanh gốc cành chiết.
Dùng 100-150 gam hỗn hợp đất dẻo đắp vào gốc cành chiết với độ dài khoảng 5cm.
Dùng dây quấn chặt nilon, kín bầu chiết đảm bảo nước mưa không ngấm ướt bầu và không bị khô khi thời tiết khô hanh.
Tiêu chuẩn cành chiết xuống vườn
Sau 20-30 ngày khi bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục ngả vàng (nhận biết qua lớp nilon trắng) tiến hành bẻ cành chiết đưa vào nuôi dưỡng tại vườn ươm.
+ Giâm cành:
Tạo luống:
Luống giâm cành trực tiếp: Chiều dài luống theo điều kiện cụ thể vườn ươm, rộng 1,2-1,4m, cao 15-20 cm, có rãnh thoát nước giữa 2 luống rộng 40cm. Đất mặt luống được cuốc xới tơi xốp trộn đều với phân chuồng hoai, liều lượng 5kg/m2 mặt luống
Giâm cành
– Giâm cành trực tiếp trên luống
Giâm cành chiết: Theo rạch sâu 5-7cm với cự li 10x10cm (100 cành/m2). Cành chiết được bóc bỏ nilon, đặt nghiêng 600 trong rạch sao cho mắt cành phát triển sang hai bên, lấp đất và lèn chặt vừa phải. Sau khi giâm tưới nước đều trên mặt luống.
Giâm cành: Chọn cây dài 30-40cm phải có 2 mắt, 3 lóng, lóng thứ 3 chừa lại 4-5cm. Sau đó ngâm ngập phần mắt dưới ngâm từ 12-15 giờ vào nước + dung dịch kích ra rễ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất), sau đó đem giâm trực tiếp vào luống giâm để cành nghiêng 600 so với mặt đất. Dùng đất nhỏ lèn chặt phần dưới sau đó tưới ẩm, phủ rơn rạ kín mặt luống và luôn giữ ẩm cho cây.
– Giâm cành vào bầu
Thành phần hỗn hợp ruột bầu: Đất mặt hoặc tầng B: 69%; Phân chuồng hoai: 30%; Supe lân: 1%; Vỏ bầu: Dùng túi bầu PE kích thước 14x20cm hoặc 15x22cm.
Đóng bầu và cấy cây: Cho hỗn hợp ruột bầu vào1/3 đáy bầu, dùng tay lèn chặt rồi đưa cành chiết đã bóc bỏ nilon vào bầu, đặt cành chiết trong bầu sao cho nhánh rễ phát triển sang hai bên, tiếp tục cho hỗn hợp ruột bầu lèn chặt đầy bầu nhưng không được làm vỡ bầu.
Xếp bầu: Bầu được xếp chặt trong luống nổi đã tạo sẵn, các hàng bầu xếp theo một hướng so le trên mặt luống, mật độ khoảng 120 bầu/m2. Vun đất cao 2/3 bầu kín hai bên thành luống. Tưới nước 5-8 lít/m2 đều mặt bầu.
Chăm sóc
Sau khi ươm đảm bảo độ che bóng 60%, chiều cao giàn che 2m trên toàn bộ diện tích ươm giống.
Sau 30-40 ngày giảm độ che bóng xuống 30%, sau 60-70 ngày còn 15%. Trước khi xuất vườn 15-20 ngày dỡ bỏ toàn bộ giàn che.
Tưới nước thường xuyên đủ ẩm cho luống giâm đến khi xuất vườn.
Tiến hành làm cỏ mặt luống, đảo bầu, phá váng mặt luống, mặt bầu theo định kỳ 1 lần/tháng




Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Cây con được chăm trong vườn ươm 3-4 tháng. Cây con có bộ lá phát triển, màu xanh tự nhiên, bộ rễ thứ cấp hoàn chỉnh, cây con không bị sâu bệnh, dị tật, cành lá không dập nát.
Mối quan hệ người trồng – Doanh nghiệp – Nhà Nước
Ngoài ra, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan như các nhà nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để tạo ra các chính sách và quy định rõ ràng về việc sử dụng và bảo vệ cây tre giang. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng việc khai thác và sử dụng cây tre giang được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Trong tương lai, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới của cây tre giang cũng là một hướng đi tiềm năng. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về các thành phần hoá học có trong cây tre giang và khám phá các ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực y tế, mỹ phẩm và công nghệ xanh. Điều này có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới và đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực và quốc gia.
Hãy theo dõi bamboo.vietstareco.com để được nhận những thông tin giá trị từ cây tre mang lại
Facebook Youtube Tiktok